Bị Nấm Candida Có Gây Trễ Kinh Không? Điều Trị Như Thế Nào?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đỗ Thanh Hà – Khoa Phụ khoaNguyên Trưởng Khoa Phụ sản, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Người bệnh khi bị nhiễm nấm candida vùng kín sẽ có dấu hiệu viêm nhiễm, ngứa ngáy, đau rát, tiết dịch âm đạo…. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản. Vậy khi bị nấm candida có gây trễ kinh không? Cùng Bệnh Viện Thuốc Dân Tộc tìm hiểu thắc mắc này qua nội dung dưới đây.

Bị nấm candida có gây trễ kinh không?

Bị nấm candida có gây trễ kinh không? Ở giai đoạn đầu của bệnh, nấm candida không phải là nguyên nhân gây trễ kinh ở nữ giới. Đa phần, hiện tượng trễ kinh là do mang thai, stress, suy giảm nội tiết tố,….

Tuy nhiên, nếu không điều trị đúng cách, nấm candida sẽ phát triển và gây viêm nghiêm trọng. Từ đó làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và tác động tới chức năng buồng trứng. Về lâu dài, người bệnh sẽ có hiện tượng chậm kinh, rong kinh, rối loạn kinh nguyệt, ảnh hưởng đến khả năng thụ thai.

Mặt khác, nếu người bệnh đang dùng thuốc Tây y để điều trị nấm candida cũng sẽ khiến nồng độ estrogen tăng lên ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. 

Nấm candida không phải thủ phạm chính gây ra tình trạng trễ kinh
Nấm candida không phải thủ phạm chính gây ra tình trạng trễ kinh

Các triệu chứng chậm kinh do nhiễm nấm men

Dưới đây là những triệu chứng chậm kinh do tác nhân là nấm men và vi khuẩn gây ra:

  • Chu kỳ kinh nguyệt thưa, có xuất hiện khí hư màu trắng đục như bã đậu.
  • Đau bụng dưới bất thường, tình trạng đau kéo dài vài giờ hoặc vài ngày.
  • Ngứa ngáy đau rát vùng kín.
  • Tiểu buốt, tiểu rắt.
  • Đau rát khi quan hệ.
  • Khi chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện, âm đạo xuất hiện triệu chứng đau rát bên trong.
  • Máu kinh có màu đen, nâu, vón cục, mùi hôi tanh.

Khi bị chậm kinh kèm theo các dấu hiệu trên, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Bởi trong nhiều trường hợp đây có thể là triệu chứng của các bệnh phụ khoa nguy hiểm khác như: Ung thư buồng trứng, viêm lộ tuyến cổ tử cung, ung thư cổ tử cung….

Làm gì khi bị chậm kinh do mắc bệnh nấm candida?

Trước tiên khi bị chậm kinh, người bệnh cần đến khám bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân và hướng dẫn điều trị. Đối với từng trường hợp cụ thể, người bệnh sẽ được chữa theo các cách sau:

Điều trị bằng thuốc

Dựa vào mức độ của bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ hướng dẫn bạn sử dụng một số loại thuốc sau:

  • Gel bôi: Thuốc gel bôi trị nấm candida có chứa các thành phần như: Clotrimazole, Econazole, Miconazole, Ketoconazole,… giúp giảm ngứa ngáy và ức chế sự phát triển của nấm. Người bệnh bôi thuốc lên khu vực bị bệnh mỗi ngày 1 lần vào buổi tối. Dùng liên tiếp từ 7-14 ngày cho đến khi khỏi bệnh.
  • Viên đặt âm đạo: Thuốc đặt có chứa các thành phần chính Nystatin, Chloramphenicol, Dexamethasone,… giúp làm suy yếu màng tế bào và tiêu diệt nấm gây bệnh. Người bệnh đặt thuốc vào bên trong âm đạo mỗi ngày 1 lần vào buổi tối. Thời gian điều trị kéo dài từ 1-2 tuần.
  • Thuốc uống: Dạng thuốc uống có tác dụng toàn thân, được dùng cho trường hợp nghiêm trọng và tái phát nhiều lần. Một số loại thuốc bao gồm Fluconazole, Metronidazole, Doxycyclin, Itraconazole,… Người bệnh uống thuốc theo đúng chỉ định từ bác sĩ về thời gian và liều lượng để tránh tác dụng phụ.

Bài viết hấp dẫn: TOP 11 Thuốc Trị Nấm Candida Hiệu Quả Tốt Nhất Hiện Nay

Điều trị tại nhà

Một số phương pháp giúp điều trị nấm candida tại nhà không dùng thuốc bao gồm:

  • Tinh dầu kinh giới cay: Tinh dầu kinh giới cay có chứa thymol và carvacrol giúp kháng viêm, diệt khuẩn, giảm nhiễm trùng. Người bệnh pha loãng 3–5 giọt dầu kinh giới với 30ml dầu dừa và thoa lên khu vực bị nhiễm nấm candida.
  • Giấm táo: Giấm táo giúp cân bằng độ pH trong âm đạo. Người bệnh cho 1 bát giấm táo vào bồn nước ấm và ngâm mình 20 phút để giúp cân bằng lợi khuẩn và ức chế sự tăng trưởng của nấm candida.
  • Tỏi: Tỏi có chứa thành phần chính là hoạt chất allicin, giúp kháng viêm, kháng khuẩn và chống lại nấm candida. Người bệnh nên ăn các món ăn từ tỏi hoặc ép tỏi lấy nước và pha loãng với nước lọc để uống. 
  • Nước muối sinh lý: Nước muối sinh lý có tác dụng sát trùng tại bộ phận sinh dục. Người bệnh mua nước muối sinh lý tại hiệu thuốc và rửa bên ngoài vùng kín. Mỗi ngày 1-2 lần sẽ giúp bệnh nhanh được cải thiện.

Phương pháp này được áp dụng cho những người bệnh bị nhiễm nấm candida ở giai đoạn đầu với các triệu chứng không quá nghiêm trọng như: Ngứa ngáy âm đạo mức độ nhẹ, vùng kín có khí hư như bã đậu, không bị tiểu buốt, tiểu rắt hay đau rát khi quan hệ.

Giấm táo có tác dụng cải thiện tình trạng nhiễm nấm candida
Giấm táo có tác dụng cải thiện tình trạng nhiễm nấm candida

Điều trị ngoại khoa

Trường hợp người bệnh bị nhiễm nấm candida ở mức độ nghiêm trọng dẫn đến viêm lộ tuyến làm chậm kinh. Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh điều trị bằng cách đốt laser. Phương pháp này sẽ tiêu diệt được các tuyến lấn ra mặt ngoài cổ tử cung, giúp biểu mô nhanh phục hồi. Từ đó làm giảm nguy cơ gây viêm nhiễm phụ khoa và ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng với lộ tuyến mức độ 3 trở lên và tạm thời chưa có kế hoạch sinh con. Vì vậy, người bệnh cần được khám và đánh giá đúng mức độ tổn thương trước khi đốt laser.

Lưu ý khi điều trị nấm candida

Trong quá trình điều trị nhiễm nấm candida, người bệnh cần chú ý những vấn đề sau đây:

  • Không tùy tiện dùng bất cứ loại thuốc nào khi chưa được bác sĩ thăm khám kiểm tra.
  • Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, không thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo, không dùng dung dịch vệ sinh có độ pH quá cao.
  • Trong thời kỳ kinh nguyệt, cần thay băng vệ sinh 4 tiếng 1 lần, không dùng loại có mùi quá thơm để tránh gây kích ứng.
  • Mặc quần áo có chất liệu thoáng khí, dễ thấm hút mồ hôi, không mặc đồ lót quá chật hoặc chưa khô.
  • Không quan hệ tình dục trong thời gian điều trị, không quan hệ bằng miệng hoặc đường hậu môn.
  • Ăn uống khoa học, nên ăn nhiều rau củ quả, uống nhiều nước và ăn sữa chua.
  • Không sử dụng đồ ăn nhiều đường, nhiều dầu mỡ, cay nóng, đồ muối chua, rượu bia, thuốc lá.
  • Tập thể dục mỗi ngày 30 phút để tăng cường miễn dịch và tăng khả năng thải độc cơ thể.
  • Khám phụ khoa định kỳ 3 tháng một lần, nếu thấy việc điều trị không hiệu quả thì cần thay đổi lại phác đồ.

Trên đây là những thông tin giúp người bệnh trả lời câu hỏi bị nấm candida có gây trễ kinh không. Mặc dù không phải là nguyên nhân chính dẫn đến chậm kinh nhưng nấm candida vẫn là thủ phạm gây ra các vấn đề viêm nhiễm phụ khoa ở nữ giới. Do đó người bệnh nên chủ động trong việc thăm khám và điều trị bệnh từ sớm để tránh biến chứng không mong muốn.

Bài đọc thêm: 

Array

Bí quyết giúp phái đẹp lấy lại cân bằng nội tiết từ bài thuốc nam gia truyền

Nội tiết tố là yếu tố quyết định sắc đẹp, sức khỏe và sinh lý của phái đẹp. Cũng bởi...

Huyết Trắng Bị Kiến Bu Là Hiện Tượng Gì? Điều Trị Thế Nào?

Huyết Trắng Bị Kiến Bu Là Hiện Tượng Gì? Điều Trị Thế Nào?

Huyết trắng bị kiến bu là một dấu hiệu cảnh báo về những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Việc...

Dấu Hiệu Tiền Mãn Kinh Ở Phụ Nữ Và Cách Điều Trị

Dấu hiệu tiền mãn kinh là khởi đầu cho giai đoạn chuyển giao sang thời kỳ mãn kinh ở phụ...

Làm Thế Nào Để Mãn Kinh Muộn? Cách Kéo Dài Tiền Mãn Kinh

Mãn kinh là giai đoạn tự nhiên đối với mỗi người phụ nữ và ai cũng phải trải qua thời...

Diệp Phụ Khang có tốt không?

Diệp Phụ Khang Chữa Bệnh Phụ Khoa Tốt Không? Giá Bao Nhiêu?

Gần đây, bài thuốc Diệp Phụ Khang chữa bệnh phụ khoa đang thu hút sự chú ý, quan tâm của...