Rong Kinh Tuổi Dậy Thì

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đỗ Thanh Hà – Khoa Phụ khoaNguyên Trưởng Khoa Phụ sản, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Rong kinh tuổi dậy thì là tình trạng thường gặp ở các bạn gái. Tuy hiện tượng này không quá nguy hiểm nhưng nó vẫn có những tác động nhất định đến tâm lý và sức khỏe. Đặc biệt, ở lứa tuổi này rất nhạy cảm về vấn đề tâm sinh lý. Do vậy những ảnh hưởng của chu kỳ kinh có thể gây tác động tiêu cực nếu không được xử lý kịp thời. 

Rong kinh tuổi dậy thì là gì? Dấu hiệu đặc trưng?

Rong kinh là hiện tượng chảy máu kinh kéo dài quá bảy ngày, đồng thời lượng máu mất đi lớn hơn 80ml. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến tất cả các phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cũng như tiền mãn kinh.

Tuy nhiên, đối tượng phổ biến nhất là các bé gái ở tuổi dậy thì. Theo các báo cáo y tế, có đến 37% trường hợp rong kinh có độ tuổi 13 đến 18 tuổi.

Rong kinh tuổi dậy thì là hiện tượng khá phổ biến
Rong kinh tuổi dậy thì là hiện tượng khá phổ biến

Có một số dấu hiệu đặc trưng giúp các bé gái nhận biết rong kinh ở tuổi dậy thì, chúng bao gồm:

  • Lượng máu kinh nguyệt quá nhiều: Máu kinh chảy ồ ạt, đến mức dù đã dùng hai băng vệ sinh nhưng vẫn bị tràn ra quần lót. Thời gian thay băng liên tục, chỉ cách nhau khoảng hai tiếng đồng hồ.
  • Cục máu đông: Trong máu kinh đôi khi có thể lẫn cả những cục máu đông với số lượng khá nhiều, màu nâu hoặc đen sậm.
  • Ngày “dâu rụng” kéo dài quá một tuần lễ: Chu kỳ rụng trứng chỉ kéo dài từ 3 đến 5 ngày, nhưng với các trường hợp rong kinh ở tuổi dậy thì, “đèn đỏ” có thể dai dẳng hơn 7 ngày.
  • Cảm giác đau đớn: Các cơn đau quặn thắt khu vực bụng dưới, đôi khi lan rộng cả vùng chậu khiến người bệnh rất khó chịu. Nó khiến người bệnh không thể hoạt động, chỉ có thể nằm dài trên giường cả ngày.
  • Chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn: Đây có thể xem như hậu quả của việc chảy máu quá nhiều, quá dài. Người bệnh cảm thấy xây xẩm mặt mày, xanh xao, bỏ bữa hoặc buồn nôn, nôn mửa.

Nguyên nhân rong kinh ở tuổi dậy thì

Theo các bác sĩ chuyên khoa, rong kinh ở tuổi dậy thì do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó yếu tố tác nhân thường gặp như: 

Sự mất cân bằng của các hormone nội tiết tố

Trong cơ thể nữ giới có tồn tại hai loại hormone là estrogen và progesterone, nếu một trong hai loại có số lượng áp đảo đối phương thì hiện tượng rong kinh sẽ xảy ra.

Các yếu tố có khả năng dẫn đến sự mất cân bằng này là rối loạn chức năng buồng trứng, hội chứng buồng trứng đa năng, béo phì và bệnh lý tuyến giáp. 

Các bộ phận sinh dục gặp vấn đề

Một nguyên nhân khác có thể dẫn đến rong kinh tuổi dậy thì là do các bộ phận sinh dục gặp trục trặc. Cụ thể là vấn đề phát sinh dị vật trong các thành mạch của các bộ phận này. Ví dụ như polyp tử cung và cổ tử cung, u xơ cổ tử cung, ung thư (rất hiếm gặp ở độ tuổi dậy thì).

Vấn đề nhiễm trùng

Nhiễm trùng vùng chậu hoặc viêm nhiễm các bộ phận sinh dục có thể khiến các bé gái gặp tình trạng rong kinh. Những yếu tố có thể dẫn đến việc nhiễm trùng bao gồm quan hệ tình dục kém an toàn, không vệ sinh vùng kín thường xuyên hoặc dị ứng hóa chất.

Vấn đề di truyền gây rong kinh tuổi dậy thì

Các bác sĩ đã chứng minh rằng có một số các vấn đề di truyền có thể dẫn đến việc các bé gái bị rong kinh ở tuổi dậy thì. Chúng bao gồm:

  • Rối loạn chảy máu di truyền von Willebrand
  • Khiếm khuyết chức năng tiểu cầu
  • Máu khó đông
  • Thiếu hụt các yếu tố hiếm gặp
  • Rối loạn mô liên kết
  • Xuất huyết dưới màng cứng di truyền

Rong kinh tuổi dậy thì có nguy hiểm không?

Trong những năm đầu tiên sau khi có kinh, hầu hết các trường hợp chảy máu bất thường của tuổi dậy thì đều là kết quả của việc cơ thể đang hoàn thiện các khu vực dưới đồi, tuyến yên hay buồng trứng. Vì thế, rong kinh tuổi dậy thì KHÔNG NGUY HIỂM, không có khả năng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Rong kinh tuổi dậy thì có thể gây mệt mỏi
Rong kinh tuổi dậy thì có thể gây mệt mỏi

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta được quyền xem nhẹ. Nếu rong kinh tuổi dậy thì do vấn đề di truyền, nó có thể kéo dài dai dẳng, hậu quả là tình trạng thiếu máu xảy ra.

Thiếu máu thường xuyên làm cơ thể mệt mỏi, xanh xao và sụt cân. Trong một số báo cáo y tế, những người bị rong kinh tuổi dậy thì có nguy cơ dễ bị sảy thai hoặc xuất huyết sau sinh. 

Rong kinh tuổi dậy thì đôi khi cũng có thể là nguy cơ tiềm ẩn của một số bệnh lý phụ khoa như u xơ cổ tử cung, polyp cổ tử cung,… Hầu hết các khối u này đều lành tính nhưng cũng có những trường hợp chúng là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung.

Chính vì những yếu tố tiêu cực kể trên, các bé gái nếu có những triệu chứng đầu tiên nên lập tức tìm kiếm sự trợ giúp y tế để phòng tránh hậu quả xấu trong tương lai.

THAM KHẢO THÊM

Ra Huyết Trắng Nhiều Có Phải Có Thai Không? Cách Nhận Biết

Rong Kinh Ra Máu Đen – Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Điều trị rong kinh tuổi dậy thì như thế nào?

Điều trị rong kinh ở tuổi mới lớn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ như nguyên nhân, tình trạng sức khỏe thể chất, tâm lý và tiền sử bệnh lý gia đình. 

Điều trị rong kinh tuổi dậy thì bằng thuốc tân dược

Hầu hết các bệnh nhân chảy máu bất thường trong kỳ “đèn đỏ” đều có thể được chữa khỏi hoàn toàn bằng thuốc Tây y. Tuy nhiên, cũng có các trường hợp cần có sự can thiệp của phẫu thuật, tùy thuộc vào nhận định của bác sĩ.

  • Các thuốc chống viêm không có steroid: Đây là các loại thuốc giúp người bệnh cải thiện tình trạng đau quặn thắt vùng bụng dưới, giảm lượng máu chảy ra cũng như chống viêm nhiễm vùng kín (nếu có). Các bé gái có thể thử sử dụng ibuprofen, naproxen, acetaminophen,…
  • Các loại thuốc bổ sung progesterone: Loại thuốc này giúp cơ thể cân bằng hormone, gia tăng sự sản sinh nội tiết tố progesterone và làm giảm lượng máu kinh chảy ra.
  • Các loại thuốc ngừa thai: Trong các loại thuốc ngừa thai có chứa những hoạt chất như estrogen và progestin ngăn chặn sự rụng trứng và thay đổi niêm mạc tử cung. Nhờ vậy mà khi bệnh nhân rong kinh tuổi dậy thì sử dụng thuốc có thể điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và giảm lượng máu chảy ra.

Lưu ý: Nếu bệnh nhân lo lắng về tác dụng phụ của việc dùng thuốc chữa rong kinh, các bác sĩ cũng có thể tư vấn sử dụng progestin IUD. Đây là thiết bị chuyên dụng được đưa vào cơ thể qua âm đạo, có tác dụng giải phóng progesterone, giúp giảm đau bụng dưới và máu kinh.  

Điều trị rong kinh ở tuổi dậy thì với các biện pháp tại nhà

Các biện pháp này không có khả năng thay thế thuốc chữa bệnh, chúng chỉ có tác dụng hỗ trợ và cải thiện các triệu chứng như đau bụng dưới.

  • Gừng: Trong gừng có chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, chống viêm và kháng khuẩn. Vì vậy, gừng có tác dụng với các trường hợp rong kinh tuổi dậy thì do viêm nhiễm, làm giảm nhanh các cơ đau thắt cũng như lượng máu chảy ra hàng ngày.
  • Trà quế: Giống như gừng, trong quế có chứa các hoạt chất chống viêm và giảm đau hiệu quả. Nhâm nhi một ly trà quế có thể giúp người bệnh giảm thiểu lượng máu chảy, xoa dịu vùng bụng dưới bị chuột rút và thư giãn cơ thể.
  • Nước ép rau mùi tây: Rau mùi tây rất giàu vitamin C, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Tiêu thụ một ly nước ép rau mùi tây cùng táo và lê có thể giúp người bệnh giảm các triệu chứng mệt mỏi do thiếu máu, bổ sung thêm sắt và cải thiện hệ miễn dịch. 
  • Nước ấm pha mật ong: Để “đối” phó với những cơn đau vùng bụng dưới khó chịu và dai dẳng, người bệnh có thể thử dùng một ly nước ấm pha mật ong. Nó có tác dụng thư giãn cơ thể, chống viêm, kháng khuẩn và giảm đau rất hiệu quả.

Cách chăm sóc và phòng ngừa rong kinh tuổi dậy thì

Bên cạnh điều trị, các biện pháp chăm sóc có thể giúp cơ thể thoải mái, dễ chịu hơn cũng như hỗ trợ làm giảm một số các triệu chứng của rong kinh.

  • Sử dụng cốc nguyệt san cỡ lớn: Các cốc nguyệt san có thể giúp các bé gái tránh được việc tràn băng, hạn chế tình trạng thay băng vệ sinh thường xuyên, nhất là vào buổi tối.
Cóc nguyệt san hỗ trợ các trường hợp rong kinh tuổi dậy thì hiệu quả
Cóc nguyệt san hỗ trợ các trường hợp rong kinh tuổi dậy thì hiệu quả
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Mất máu nhiều khiến cơ thể mệt mỏi, xanh xao. Chính vì vậy, việc bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu sắt, magie để tăng cường sản sinh hồng cầu, cân bằng nội tiết tố là rất quan trọng. Ví dụ: Cá ngừ, thịt bò, gan lợn, các loại đậu, rau xanh và hoa quả có múi.
  • Bổ sung thêm các thực phẩm chức năng: Các viên uống bổ sung như dầu cá, vitamin A, E, C sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ viêm nhiễm cũng như ngăn ngừa tình trạng chảy máu quá nhiều.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thêm cho bạn đọc nhiều kiến thức mới về chủ đề rong kinh tuổi dậy thì. Sức khỏe và những thay đổi sinh lý trong lứa tuổi thiếu niên là điều rất cần được quan tâm. Chính vì thế, người bệnh cần được thăm khám kịp thời, có lộ trình điều trị hợp lý và một chế độ chăm sóc tận tâm nhất!

Array

Rong Kinh Sau Sinh

Rong kinh sau sinh là hiện tượng không ít chị em phải đối mặt. Liệu đây có phải hiện tượng nguy hiểm hay đây là biểu hiện của bệnh lý...
Lựa chọn chăm sóc sức khỏe, tăng cường sinh lý, cân bằng nội tiết hàng đầu của phụ nữ hiện đại

Diệp Phụ Khang Chữa Rối Loạn Nội Tiết, Yếu Sinh Lý Nữ – Liệu Trình Chỉ Từ 21 Ngày

Thực tế, có đến 45% phụ nữ sau tuổi 30 gặp vấn đề phiền toái trong cuộc sống hôn nhân,...

Bí quyết giúp phái đẹp lấy lại cân bằng nội tiết từ bài thuốc nam gia truyền

Nội tiết tố là yếu tố quyết định sắc đẹp, sức khỏe và sinh lý của phái đẹp. Cũng bởi...

Hướng Dẫn Cách Tẩy Nấm Candida Bằng Dầu Dừa Trong 1 Ngày

Hướng Dẫn Cách Tẩy Nấm Candida Bằng Dầu Dừa Trong 1 Ngày

Sử dụng dầu dừa là một trong những phương pháp điều trị nấm candida tại nhà được nhiều người bệnh...

Diệp Phụ Khang có tốt không?

Diệp Phụ Khang Chữa Bệnh Phụ Khoa Tốt Không? Giá Bao Nhiêu?

Gần đây, bài thuốc Diệp Phụ Khang chữa bệnh phụ khoa đang thu hút sự chú ý, quan tâm của...

Phụ Khang Tán – Bài thuốc trị bệnh phụ khoa hiệu quả được HƠN 40.500 NGƯỜI TIN DÙNG

Phụ Khang Tán là liệu trình thảo dược giúp điều trị các bệnh lý phụ khoa hiệu quả CHỈ VỚI...