Thời Gian Ủ Bệnh Giang Mai Bao Lâu? Các Dấu Hiệu Sớm Của Bệnh

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn – Khoa Nam họcNguyên Phó giám đốc Chuyên môn Trung tâm Công nghệ cao Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Thời gian ủ bệnh giang mai tương đối dài nhưng hầu hết không có triệu chứng rõ ràng. Điều này khiến nhiều người không phát hiện bệnh sớm, dẫn đến chậm trễ trong điều trị, thậm chí vô tình lây nhiễm cho nhiều người khác. Việc tìm hiểu kỹ về các thông tin về bệnh lý này sẽ giúp nam – nữ giới trang bị kiến thức bảo vệ bản thân và những người xung quanh.

Giải đáp bệnh giang mai ủ bệnh bao lâu?

Các chuyên gia cho biết, bệnh giang mai rất khó phát hiện bởi chúng có thời gian ủ bệnh khá lâu và đặc biệt không gây bất cứ dấu hiệu nào trong giai đoạn đầu.

Quan nghiên cứu và phân tích thực tế, thời gian ủ bệnh của giang mai (kể từ khi tiếp xúc xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum tới khi xuất hiện triệu chứng lâm sàng) sẽ rơi vào khoảng 10 – 60 ngày.

Chuyên gia cũng cho biết, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, thời gian ủ bệnh giang mai ở mỗi người cũng sẽ có sự khác biệt, cụ thể như:

  • Nếu người bệnh có đề kháng cao thì thời gian ủ bệnh sẽ diễn ra lâu hơn, có thể kéo dài hơn 3 tháng.
  • Trường hợp đề kháng kém, thời gian ủ bệnh sẽ rất ngắn, sau khoảng 10 ngày cơ thể sẽ khởi phát triệu chứng bệnh ở giai đoạn đầu.
  • Một số ít trường hợp có thời gian ủ bệnh kéo dài hơn 1 năm, sau khi kết thúc giai đoạn này, cơ thể người bệnh xuất hiện ngay triệu chứng giang mai ở giai đoạn 2 hoặc giai đoạn 3.
thoi gian u benh giang mai
Thời gian ủ bệnh của giang mai khoảng 10 – 60 ngày

Thời gian ủ bệnh rất lâu nhưng các triệu chứng bệnh không biểu hiện rõ ràng, đôi khi người bệnh sẽ hiểu lầm triệu chứng với các bệnh lý da liễu khác. Điều này khiến người bệnh lơ là trong thăm khám và điều trị. Nguy hiểm hơn, trong thời gian ủ bệnh giang mai ở nam và nữ giới, xoắn khuẩn vẫn có thể lây lan sang người khác qua những phương thức như:

  • Quan hệ tình dục không có biện pháp an toàn.
  • Lây qua đường truyền máu.
  • Tiếp xúc dịch tiết từ vết lở loét, vết xước của người bệnh.
  • Lây giang mai từ mẹ sang con trong quá trình mang thai.

Cách nhận biết giang mai ở giai đoạn sớm

Do thời gian ủ bệnh giang mai ở nữ và nam giới khá lâu nên bác sĩ khuyến nghị cần thăm khám định kỳ để chủ động kiểm soát tình trạng sức khỏe, đặc biệt những ai đã quan hệ tình dục hoặc tiếp xúc gần với người bị giang mai.

Bên cạnh đó, tùy cơ địa từng người sẽ có dấu hiệu cảnh báo bệnh giang mai trong từng giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn sơ cấp – Nhiễm khuẩn từ 10 – 60 ngày: Cơ thể xuất hiện săng giang mai với các đặc điểm là nốt tròn hoặc nốt hình bầu dục, nền cứng, không đau, xuất hiện nhiều ở niêm mạc sinh dục, chân tay hoặc quanh miệng. Săng mai sẽ tự biến mất sau khoảng 3 – 6 tuần.
  • Giai đoạn thứ cấp – Khoảng 4 – 8 tuần sau giai đoạn sơ cấp: Cơ thể xuất hiện ban đào không gây đau nhưng ngứa ngáy, tập trung nhiều ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Kèm theo triệu chứng khác như sốt, đau họng, đau cơ, đau đầu, sưng hạch bạch huyết.
  • Giai đoạn tiềm ẩn – Khoảng thời gian nhiễm khuẩn dưới 1 năm: Các triệu chứng bệnh trong giai đoạn này không rõ ràng.
  • Giai đoạn biến chứng: Lúc này cơ thể xuất hiện các biến chứng nguy hiểm về thần kinh, tim mạch như viêm màng não, nhiễm trùng, tê liệt một số bộ phận, hoại tử các vết loét gây sẹo,…
thoi gian u benh giang mai
Cơ thể xuất hiện săng giang mai với các đặc điểm là nốt tròn hoặc nốt hình bầu dục

Làm gì khi nghi ngờ mắc bệnh giang mai?

Ngoài câu hỏi “thời gian ủ bệnh giang mai là bao lâu?”, chuyên gia cũng đưa ra khuyến nghị quan trọng nếu người bệnh nghi ngờ bản thân bị giang mai. Các chuyên gia cho biết, khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường hoặc tiếp xúc không an toàn với người đã bị giang mai, bạn cần:

  • Nhanh chóng tới bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám, thực hiện các xét nghiệm phù hợp để chẩn đoán chính xác bệnh.
  • Giai đoạn này không quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm bệnh cho người khác.
  • Thông báo cho bạn tình và những người đã từng tiếp xúc không an toàn (chạm vào vết xước, vết loét, người từng dùng chung đồ cá nhân) để họ chủ động xét nghiệm để chẩn đoán, điều trị bệnh nếu không may mắc phải.

Một số xét nghiệm bệnh giang mai phổ biến được thực hiện tại các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín hiện nay như:

  • Soi kính hiển vi trường tối: Phương pháp này có khả năng chẩn đoán bệnh giang mai trong giai đoạn đầu. Bác sĩ sẽ lấy mẫu phẩm dịch niệu đạo của nam giới hoặc dịch âm đạo của nữ giới để soi kính hiển vi trường tối. Từ đó phát hiện sự tồn tại của xoắn khuẩn gây bệnh giang mai.
  • Xét nghiệm bằng RPR: Phương pháp xét nghiệm giang mai RPR phù hợp cho những trường hợp bệnh giang mai đã tiến triển sang giai đoạn nặng hơn, xoắn khuẩn đã tấn công vào mạch máu. Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ lấy máu tĩnh mạch của người bệnh để xét nghiệm nhằm phát hiện sự tồn tại của xoắn khuẩn giang mai.
  • Xét nghiệm huyết thanh: Với phương pháp xét nghiệm huyết thanh, bác sĩ sẽ tiến hành lấy dịch não tủy hoặc huyết thanh để kiểm tra kháng thể giang mai trong cơ thể người bệnh. Nếu phát hiện có loại kháng thể này nghĩa là có sự tồn tại của xoắn khuẩn.
  • Xét nghiệm giang mai TPHA: Loại xét nghiệm này bao gồm 2 hình thức xét nghiệm TPHA định tính và xét nghiệm TPHA định lượng. Cả 2 hình thức này đã được bác sĩ khẳng định về hiệu quả tìm ra xoắn khuẩn giang mai thông qua kiểm tra máu đầy đủ.

Trên đây là thông tin về thời gian ủ bệnh giang mai và những dấu hiệu phát hiện bệnh sớm theo từng giai đoạn. Những kiến thức hữu ích này sẽ giúp nam giới và nữ giới chủ động kiểm soát được tình trạng sức khỏe của bản thân và có hướng xử lý nếu đang nghi ngờ mắc.

tu the quan he

20 Tư Thế Quan Hệ Giúp Cặp Đôi Hưng Phấn Kéo Dài Cuộc Yêu

Tư thế quan hệ là một trong những yếu tố giúp tăng lửa cho cuộc yêu và giúp cặp đôi...

Hướng Dẫn Cách Quan Hệ Tình Dục Bằng Miệng (Oral Sex)

Cách quan hệ tình dục bằng miệng (Oral Sex) được xem là một trong những biện pháp giúp xác định...

Cách Làm Giảm Ham Muốn Ở Nam Giới Nhu Cầu Quá Cao

Tình dục là một nhu cầu sinh lý tự nhiên và được coi là một trong những yếu tố quan...

que test benh lau

Que Test Bệnh Lậu Chính Xác Không? Hướng Dẫn Cách Sử Dụng

Hiện nay, các bệnh viện, nhà thuốc cung cấp que test bệnh lậu giúp những người nghi nhiễm có thể...

cac tu the quan he kho co thai

Các Tư Thế Quan Hệ Khó Có Thai Vẫn Giúp Cặp Đôi Thăng Hoa

Áp dụng các tư thế quan hệ khó có thai được nhiều cặp đôi lựa chọn để tránh mang thai...