TOP 9 Thuốc Đặc Trị Viêm Khớp Thái Dương Hàm Hiệu Quả Nhất

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc đặc trị viêm khớp thái dương hàm hiệu quả. Tùy thuộc vào tình hình bệnh và thể trạng của từng người mà các bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn thuốc sao cho phù hợp. Dưới đây là top 9 thuốc đặc trị viêm khớp thái dương hàm được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định cho bệnh nhân bị viêm khớp thái dương hàm. Người bệnh quan tâm hãy cùng tham khảo ngay bài viết sau.

Top 9 loại thuốc đặc trị viêm khớp thái dương hàm

Viêm khớp xương thái dương hàm khiến người bệnh bị sưng đau, khó hoạt động ở vùng miệng và làm ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định các nhóm thuốc chữa viêm khớp thái dương hàm như:

  • Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh được kê đơn trong trường hợp bệnh nhân bị viêm khớp thái dương hàm do nhiễm khuẩn. Loại thuốc này có dược tính mạnh nên giúp làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh.
  • Thuốc chống viêm đặc trị: Thuốc chống viêm được sử dụng nhằm ức chế phản ứng viêm và điều trị các triệu chứng như sưng mặt, sốt, đau đầu, đau khớp…
  • Thuốc giảm đau: Đối với các trường hợp bị đau dữ dội, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng thuốc giảm đau để chấm dứt cơn đau ở vùng thái dương hàm, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Thuốc giãn cơ: Thuốc giãn cơ giúp vùng cơ mặt bị căng cứng của người bệnh có thể hoạt động dễ dàng hơn.
Một số loại thuốc đặc trị viêm khớp thái dương hàm phổ biến
Một số loại thuốc đặc trị viêm khớp thái dương hàm phổ biến

Dưới đây là top 9 loại thuốc đặc trị viêm khớp thái dương hàm được sử dụng nhiều nhất:

1. Thuốc Penicillin G

Penicillin G là thuốc kháng sinh tự nhiên được sử dụng để điều trị viêm khớp thái dương hàm mà nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm khuẩn.

  • Công dụng: Thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây viêm khớp thái dương hàm thông qua việc ức chế sự tổng hợp của các tế bào vỏ vi khuẩn.
  • Cách dùng: Thuốc thường được bác sĩ chỉ định ở dạng tiêm để mang lại hiệu quả hơn. Thường người bệnh sẽ được tiêm vào cơ mông hoặc cơ đùi với liều lượng do bác sĩ chỉ định, tùy theo từng trường hợp bệnh cụ thể.
  • Chống chỉ định: Người bị dị ứng với một trong bất cứ thành phần nào của penicillin.
  • Tác dụng phụ: Một số trường hợp có thể bị phát ban, đau nhức khớp, nổi mề đay, loạn nhịp tim, giảm tiểu cầu, ảnh hưởng tới thận, giảm bạch cầu…

2. Thuốc kháng sinh Oxacillin

Oxacillin cũng là một loại thuốc kháng sinh Penicillin được sử dụng khá phổ biến trong điều trị bệnh viêm khớp thái dương hàm.

Thuốc kháng sinh Oxacillin
Thuốc kháng sinh Oxacillin
  • Công dụng: Thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn nên thường chỉ định cho trường hợp bệnh do nhiễm khuẩn gây ra.
  • Cách dùng: Sử dụng theo dạng uống hoặc dạng tiêm. Trong đó, với dạng thuốc uống, sử dụng từ 500mg-1g/lần uống, với dạng thuốc tiêm, bệnh nhân sử dụng 250-1g/lần tiêm, dùng liều nhắc lại sau 4-6 giờ.
  • Chống chỉ định: Người mẫn cảm và dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Tác dụng phụ: Người bệnh có thể bị sốc phản vệ sau lần đầu tiên sử dụng. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể gặp phải một số vấn đề như đau nhức cơ thể, sốt, phát ban, tiêu chảy, đi tiểu ít…

3. Thuốc chống viêm không chứa steroid Aspirin

Aspirin cũng là một trong những loại thuốc đặc trị viêm khớp thái dương hàm có công dụng hạ nhiệt, giảm đau và kháng viêm hiệu quả.

  • Công dụng: Thuốc ngăn chặn sự tổng hợp của các chất gây viêm đau, từ đó giúp giảm sốt, chống viêm khớp do nhiễm khuẩn, giảm đau ở mức độ nhẹ đến trung bình.
  • Cách dùng: Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, uống sau khi ăn để tránh bị viêm loét dạ dày.
  • Chống chỉ định: Người có tiền sử dị ứng với thuốc chống viêm không chứa steroid, người mắc các bệnh như loét dạ dày, suy gan, suy thận, suy tim…
  • Tác dụng phụ: Khó thở, buồn nôn, mất ngủ, mệt mỏi, khó tiêu, dễ cáu gắt, co thắt phế quản, ảnh hưởng tới gan và thận, gây yếu cơ, nổi mề đay, phát ban.

4. Thuốc đặc trị viêm khớp Meloxicam

Meloxicam là thuốc đặc trị viêm khớp thái dương hàm phổ biến có khả năng loại bỏ tình trạng giảm đau, hạ sốt.

Meloxicam là thuốc đặc trị viêm khớp thái dương hàm phổ biến
Meloxicam là thuốc đặc trị viêm khớp thái dương hàm phổ biến
  • Công dụng: Thuốc có khả năng làm giảm sự tổng hợp của prostaglandin, chất trung gian gây viêm đau và sốt.
  • Cách dùng: Sử dụng ngay sau khi ăn theo chỉ định của bác sĩ.
  • Chống chỉ định: Người bị mẫn cảm với một trong bất cứ tác dụng phụ nào của thuốc. Người bị suy gan thận, sau khi phẫu thuật bắc cầu nối mạch vành hoặc phụ nữ đang cho con bú.
  • Tác dụng phụ: Buồn nôn, khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy, chóng mặt, đau đầu, phát ban, viêm thực quản, tăng men gan, loét dạ dày, chóng mặt, tăng huyết áp, ù tai, buồn ngủ.

5. Thuốc chống viêm Diclofenac

Thuốc chống viêm không chứa steroid Diclofenac được chỉ định nhằm điều trị viêm khớp thái dương hàm trong một thời gian dài.

  • Công dụng: Thuốc có khả năng ức chế hoạt động của enzym COX, từ đó làm giảm sự hình thành của các chất trung gian trong quá trình viêm nhiễm.
  • Cách dùng: Mỗi ngày sử dụng 2-3 lần theo chỉ định của bác sĩ, mỗi lần 1 viên và không sử dụng thuốc quá 10 ngày.
  • Chống chỉ định: Những người bị suy gan thận, bị rối loạn đông máu, lupus ban đỏ, hen, co thắt phế quản…
  • Tác dụng phụ: Người bệnh có thể bị viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa, ù tai, buồn ngủ, khó chịu, đau nhức mắt, rụng tóc…

6. Thuốc chữa viêm khớp thái dương hàm Piroxicam

Piroxicam cũng là thuốc có tác dụng chống viêm và thường được chỉ định kết hợp với các loại thuốc khác để điều trị viêm khớp thái dương hàm.

Piroxicam là loại thuốc được sử dụng nhiều trong điều trị viêm khớp thái dương hàm
Piroxicam là loại thuốc được sử dụng nhiều trong điều trị viêm khớp thái dương hàm
  • Công dụng: Thuốc giúp làm giảm các triệu chứng của viêm khớp thái dương hàm, đồng thời giảm đau, chống viêm và hạ sốt.
  • Cách dùng: Người bệnh nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, mỗi ngày sử dụng 1 lần với liều lượng 20mg.
  • Chống chỉ định: Những người mắc bệnh về thận, xơ gan, suy tim nặng, rối loạn đông máu, viêm loét dạ dày, bị co thắt phế quản hoặc quá mẫn cảm với thuốc.
  • Tác dụng phụ: Người bệnh có thể gặp phải một số vấn đề như đau bụng, chán ăn, buồn nôn, viêm miệng, buồn ngủ, phát ban ngứa, hoa mắt, ù tai, chóng mặt, nhức đầu, khó chịu.

7. Paracetamol – Thuốc giảm đau đặc trị viêm khớp thái dương hàm

Paracetamol là loại thuốc giảm đau thông dụng nhất, được sử dụng trong điều trị viêm khớp thái dương hàm.

  • Công dụng: Thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt nếu có trong quá trình điều trị viêm khớp thái dương hàm.
  • Cách dùng: Người bệnh nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng, không sử dụng liên tục quá 7 ngày. Uống mỗi ngày 1 viên để giảm đau.
  • Chống chỉ định: Thuốc không sử dụng cho người bị mắc các bệnh về tim, thận, gan, phổi, thiếu máu hoặc bị mẫn cảm với thành phần của thuốc.
  • Tác dụng phụ: Bệnh nhân có thể gặp phải các vấn đề như phát ban, buồn nôn và ảnh hưởng gan thận.

8. Thuốc an thần Diazepam

Thuốc an thần Diazepam thường được sử dụng để điều trị vấn đề căng cứng cơ mặt ở bệnh nhân bị viêm khớp thái dương hàm.

  • Công dụng: Thuốc có tác dụng giãn cơ, giảm căng thẳng, chống co giật, lo âu, an thần.
  • Cách sử dụng: Người bệnh có thể sử dụng thuốc ở dạng tiêm hoặc uống theo chỉ định của bác sĩ, liều từ 5-10mg.
  • Chống chỉ định: Phụ nữ có thai, đang cho con bú và người dị ứng với các thành phần của thuốc.
  • Tác dụng phụ: Bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ như buồn ngủ, đau đầu,  chóng mặt, khó tập trung, nổi mẩn, yếu cơ…

9. Thuốc đặc trị viêm khớp thái dương hàm Cyclobenzaprine

Đây là loại thuốc có chứa hoạt chất chính cùng tên, có tác dụng cải thiện vấn đề cứng hàm và cơ miệng.

Cyclobenzaprine giúp cải thiện các vấn đề về cứng hàm và cơ miệng
Cyclobenzaprine giúp cải thiện các vấn đề về cứng hàm và cơ miệng
  • Công dụng: Thuốc có khả năng ngăn chặn xung thần kinh đến não, làm giãn cơ và khắc phục vấn đề cứng cơ miệng và hàm.
  • Cách dùng: Sử dụng trong bữa ăn, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 5mg. Sử dụng tối đa trong 3 tuần và nên uống nhiều nước.
  • Chống chỉ định: Người dị ứng với một trong bất cứ các thành phần của thuốc Cyclobenzaprine.
  • Tác dụng phụ: Tim đập nhanh, không đều, đau đầu, đau ngực, mất thăng bằng, đau bụng, buồn nôn, chán ăn, khô cổ họng, khô miệng, buồn ngủ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón, suy nhược cơ.

Người bệnh cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc đặc trị viêm khớp thái dương hàm

Khi sử dụng các loại thuốc đặc trị viêm khớp thái dương hàm, người bệnh cần lưu ý một số điều sau để phòng ngừa tác dụng phụ và phát huy hiệu quả tốt nhất:

  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, uống thuốc đủ liều, đúng thời gian, không uống ngắt quãng hay tự ý ngưng sử dụng.
  • Một số loại thuốc cần có sự cho phép của bác sĩ mới có thể sử dụng được. Do đó, người bệnh không nên tự ý mua thuốc mang về dùng mà nên đi khám và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Kiểm tra định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh và kịp thời điều trị nếu gặp phải bất cứ vấn đề nào ảnh hưởng tới các bộ phận khác.
  • Nếu dùng thuốc đặc trị viêm khớp thái dương hàm trong một thời gian dài không thấy có hiệu quả, bệnh nhân cần báo cho bác sĩ ngay để được tư vấn và đổi sang loại thuốc khác.
  • Sử dụng các loại thức ăn mềm, dễ nhai để không ảnh hưởng đến vùng khớp và cơ hàm bị tổn thương.
  • Hạn chế nhai 1 bên quá lâu hoặc nhai lệch hẳn về một bên.
  • Kết hợp luyện tập một số bài thể dục nhẹ nhàng như gập hàm, đưa hàm sang hai bên, nhướn lưỡi… để cải thiện bệnh viêm khớp thái dương hàm hiệu quả nhất.

Viêm khớp thái dương hàm là bệnh lý ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Do đó, khi gặp bất cứ dấu hiệu nào về viêm khớp thái dương hàm, bệnh nhân nên đi khám để được bác sĩ kê đơn và chỉ định các loại thuốc đặc trị viêm khớp thái dương hàm phù hợp nhất.

Array

Chiều Dài Xương Đùi Thai Nhi Theo Tuần Các Mẹ Cần Biết

Chiều dài xương đùi thai nhi là một chỉ số quan trọng báo hiệu chiều cao của bé trong tương...

Xương Chũm: Cấu Tạo, Vị Trí, Đặc Điểm Và Chức Năng Chính

Xương chũm là xương có kích thước nhỏ, nằm ở vùng xương thái dương, đóng vai trò rất quan trọng....

Xương Quai Xanh: Cấu Tạo, Chức Năng, Làm Thế Nào Để Có

Xương quai xanh hay chính là xương đòn là chiếc xương nằm gần dưới bả vai. Nhiều người coi đây...

Bộ Xương Người Có Mấy Phần, Cấu Tạo Và Chức Năng Cụ Thể

Bộ xương người là một trong những bộ phận không thể tách rời khỏi cơ thể. Xương đảm đương nhiều...

Xương Khớp Đỗ Minh: Giải Pháp Đẩy Lùi Các Vấn Đề Xương Khớp – Không xâm lấn

Từ hơn 150 năm trước, Đỗ Minh Đường đã thành công áp dụng bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh, nhận...